Nghi ngờ sát vua Tống_Thái_Tông

Thái Tổ trước kia từng lập lời thề trước mặt thái hậu, nhưng nay các hoàng tử đều đã trưởng thành, hoàn toàn có thể kế vị, điều này khiến Quang Nghĩa rất bất an. Từ mùa đông năm 976, theo sử sách (chưa hẳn là sự thực), Thái Tổ bắt đầu bị bệnh. Ngày 13 tháng 11 năm 976 (tức 19 tháng 10 ÂL), Thái Tổ triệu Quang Nghĩa vào cung uống rượu, đến tối thì Quang Nghĩa ra về[10]; sáng hôm sau Thái Tổ băng hà. Về sự việc này, sử gia Tư Mã Quang trong Thúc thủy ký văn ghi chép lại, đại ý là: Thái Tổ và Quang Nghĩa uống rượu với nhau, đuổi hết tả hữu ra ngoài. Đang giữa lúc đó, bỗng ánh nến trở nên mờ đi, dường như có bóng người đang di chuyển và lát sau nữa thì nghe thấy tiếng rìu và tiếng Thái Tổ hét lên: "Hảo tố", sau đó lăn ra ngủ và Tấn vương ra về. Sử gia Lý Đào trong Tục tư trị thông giám trường biên chép thành "Hảo vi chi"[11]. Hai từ đó cùng có nghĩa là làm hay, nhưng từ mà Lý Đào dùng chỉ có ý nghĩa đơn thuần, còn từ của Tư Mã Quang có thể hiểu theo nghĩa khác: "Việc mày làm hay lắm", và "việc hay" đó trong suốt một nghìn năm nay vẫn là dấu chấm hỏi lớn. Từ thời Nguyên đến cuối thế kỷ trước, các sử gia đối về vấn đề này chia thành hai phe: một cho rằng Thái Tổ chết là hoàn toàn tự nhiên, có thể do bệnh từ trước hoặc do uống quá say; một phe cho rằng cái chết của Thái Tổ có liên quan đến Quang Nghĩa. Còn có truyền thuyết nói rằng: Thái Tổ đang uống rượu thì có một tên quỷ nữ ấn mạnh vào cái bướu trên lưng Thái Tổ, Quang Nghĩa thấy thế liền cầm búa đập nữ quỷ đó, đập trúng cả vào lưng vua[12]. Một số sử gia cho rằng, Quang Nghĩa không thể có gan tới mức hạ thủ một cách lộ liễu như vậy (dùng búa), mà có thể là ông ta bí mật hạ độc vào rượu của Thái Tổ. Nghi án này sách sử ghi lại là Chúc Ảnh Phủ Thanh(Phồn thể: 燭影斧聲; Giản thể: 斧声烛影).

Suốt một nghìn năm nay, nghi án "ánh nến tiếng rìu" vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Sáng ngày hôm sau, tức 14 tháng 11, Thái Tổ qua đời. Hoàng hậu Tống thị sai nội giám Vương Kế Ân triệu hoàng tử Đức Phương vào cung. Kế Ân nhận lệnh nhưng lại quyết định đến phủ Khai Phong triệu Tấn vương. Quang Nghĩa thất kinh, do dự không đi, nói: "để bàn lại với người nhà". Kế Ân nói: "Nếu không đi, e sợ người khác giành mất". Tấn vương bèn theo Kế Ân vào cung. Đến nơi, hoàng hậu hỏi

Đức Phương đến chưa.

Kế Ân nói

Tấn vương đến rồi.

Hoàng hậu thất kinh, thay đổi sắc mặt mà nói với Tấn vương

Tính mệnh mẹ con ta, đều phó thác cho quan gia[10].

Tấn vương nói

Cùng giữ phú quý, xin đừng lo.